Một số dụng cụ tập võ cổ truyền phổ biến

Trinh Quang Thanh
Thứ Hai, 18/06/2018

Dụng cụ võ thuật cổ truyền là những đồ tập võ rất được quan tâm bên cạnh dụng cụ tập võ phổ biến như taekwondo, vovinam và kickboxing,… Vậy đâu là những dụng cụ võ cổ truyền được sử dụng để tập võ và rèn luyện sức khỏe phổ biến nhất hiện nay?

 

 Dụng cụ tập võ cổ truyền: Mộc nhân

Có thể nói, mộc nhân, vòng thiết tuyến, côn nhị khúc chính là những đồ tập võ cổ truyền được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Mộc nhân chính là dụng cụ tập luyện võ thuật kinh điển, nó không chỉ được sử dụng trong môn võ  Vịnh Xuân mà còn xuất hiện trong rất nhiều môn phái võ thuật khác. Dụng cụ võ thuật này được sử dụng để rèn luyện khả năng va chạm của bàn tay, cánh tay, cũng như rèn luyện sự chuẩn xác kỹ thuật cũng như khả năng phản ứng của người tập.

Một số dụng cụ tập võ cổ truyền phổ biến

Hầu hết các mộc nhân đều có hình dáng giống nhau và có 3 cánh tay. Mộc nhân có cấu trúc như vậy với mục đích:

  • Mô phỏng các đòn tay của đối thủ ở thượng đẳng (2 cánh tay ở trên) và trung đẳng (cánh tay ở dưới).
  • Ý nghĩa của cánh tay thứ 3: những đòn tập luyện với mộc nhân giúp người tập rèn luyện được khả năng xử lý đòn đánh từ hai tay của đối thủ. Cánh tay thứ 3 là để người tập có thể hình dung đòn thế tiếp theo của đối thủ mà nảy sinh cách phản ứng và xử lý phù hợp. Như vậy đối với mọi đòn, người tập chỉ cần không chế được hai tay và cánh tay thừa được sử dụng để luyện tập những bước tiếp theo.

Đọc thêm Một số thông tin cơ bản về binh khí võ thuật

 Dụng cụ tập võ cổ truyền: Vòng thiết tuyến

Vòng thiết tuyến là dụng cụ tập võ được sử dụng để tập luyện trong môn thiết tuyến quyền. Loại vòng này thường được làm từ sắt hoặc đồng, mỗi vòng thiết tuyến nặng tối thiểu 350 gram. Khi tập thiết tuyến quyền, môn sinh sẽ đeo ít nhất mỗi tay hai vòng, tối đa mỗi tay 5 vòng thiết tuyến tùy theo thể trạng của từng người.

Do vòng thiết tuyến được làm từ kim loại nên khi vận động kình lực sẽ phát ra âm thanh và ma sát trên hai cánh tay tạo ra sung điện từ chạy trên cánh tay người tập luyện giúp người dùng luyện nội công và kình lực, tráng kiện cơ thể và tăng cường các chức năng của lục phủ ngũ tạng.

 

 Dụng cụ tập võ cổ truyền: Côn nhị khúc

Côn nhị khúc là một loại dạng đoản côn có hai khúc được nối với nhau bởi một đoạn dây mềm. Trước đây, dụng cụ này được sử dụng thịnh hành trong võ phái Karatedo của Nhật Bản. Nhưng do tính chất tiện lợi của nó, côn nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ.

 dụng cụ tập võ cổ truyền phổ biến - côn nhị khúc

Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình trong hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và được nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Đến ngày nay, côn nhị khúc có hình dáng đa dạng hơn với nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn. Mặc dù đa dạng về mặt hình thức, nhưng côn nhị khúc được chia thành 5 loại chính bao gồm:

  • Côn nhị khúc thông thường: phổ biến nhất, gồm hai thân côn có kích cỡ giống nhau;
  •  Tứ mẫu côn: 1 thanh dài, 1 thanh ngắn;
  • Tam khúc côn: gồm 3 thanh gỗ với ba loại nhỏ hơn, loại thứ nhất là một thanh dài, và hai thanh bằng nhau; loại thứ 2 là 3 thanh thân côn với kích cỡ, độ dài như nhau. Loại thứ 3 là hổ vĩ côn với gồm 3 đoạn nối vào nhau với chiều dài không đều nhau nối theo thứ tự từ dài đến ngắn.
  • Tứ khúc côn: gồm 4 thanh gỗ, 2 thanh ngắn cách quãng 2 thanh dài.
  • Bán nguyệt côn/ Âm dương côn: có cấu tạo bởi 2 thanh gỗ có hình bán nguyệt và khi 2 thân gập lại thì tạo nên hình tròn.

 

Hiện nay, các đồ tập võ cổ truyền không chỉ được sử dụng với mục đích tập luyện võ thuật mà chúng còn được dùng với mục đích rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, khi tìm mua và sử dụng những dụng cụ võ thuật cổ truyền này, các bạn cần lưu ý lựa chọn những dụng cụ được phép lưu hành, không có khả năng gây thương tích và gây hại cho những người khác. 

Đọc thêm Những dụng cụ võ thuật được phép sử dụng

 

 

Facebook Thể thao Đông Á Liên hệ Zalo Thể thao Đông Á Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
0976.066.222
call call mail map