Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Trinh Quang Thanh
Thứ Ba, 31/07/2018

Võ thuật cổ truyền Việt Nam được coi là di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được giữ gìn và lưu truyền biết bao đời nay, vượt qua rất nhiều cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước khốc liệt.

 

Lịch sử võ cổ truyền Việt Nam

 

Lịch sử võ cổ truyền Việt Nam

 

Võ thuật cổ truyền Việt Nam ra đời từ trước thời kỳ Pháp đô hộ.Tuy nhiên, võ thuật của nước ta bị gián đoạn vào thời kỳ đó vì thực dân  Pháp ngăn cấm để chặn các phong trào khởi nghĩa do những người giỏi võ cầm đầu.

Đến năm 1925, võ thuật cổ truyền Việt Nam được khôi phục và tồn tại song song cùng những môn võ đến từ nước ngoài như Quyền Anh, Thiếu Lâm,…

Trước khoảng thời gian năm 1945 và sau đó, đất nước ta nổi danh với Tứ Đại Võ Sư với sư đồ là Nguyễn Văn Quý và Đặng Văn Hinh,  kế tiếp là Võ sư kiêm Giáo sư Tiến sĩ Đặng Quang Lương – Chưởng môn của môn phái Việt Đạo Quán trên toàn đất nước. Đây cũng là khoảng thời gian võ thuật Việt Nam được từ từ phục hồi dưới sự lãnh đạo của Tổng Hội Võ Học Việt Nam.

Khoảng thời gian 1960 – 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm lại tiếp tục ngăn cản các đoàn võ hoạt động. Cho đến 1964, nền võ thuật Việt Nam được cho phép hoạt động, lớn mạnh và có thể sánh ngang với nền võ thuật khu vực Châu Á.

Sau ngày giải phóng toàn quốc, võ thuật Việt Nam đã tạm phát triển cho đến năm 1979 thì chính thức trở lại. Cuối cùng, Liên đoàn võ thuật được hình thành để quản lý các hoạt động trực thuộc phong trào võ thuật trong nước cho đến nay.

 

Võ thuật cổ truyền tại Việt Nam có bao nhiêu môn phái?

Võ thuật cổ truyền tại Việt Nam có bao nhiêu môn phái?

 

Các môn phái của võ thuật cổ truyền Việt Nam được chia theo vùng miền: bao gồm miền bắc, miền trung, miền nam và các môn phái võ thuật nước ngoài. Mỗi vùng miền đều có những loại võ riêng biệt, ví dụ miền bắc có Thăng Phong Võ Đạo, Mai Sơn Lâm, Hoa Quyền; miền trung có Thiếu Lâm Nam Sơn, Bạch Hổ Lâm, Bình Thái Đạo còn miền nam có Thiếu Lâm Nam Bắc Phái, Thiếu Lâm Phất Gia Quyền,…

Hiện nay, thuật ngữ với võ thuật cổ truyền Việt Nam đã sử dụng từ Quyền để chỉ những bài quyền được tuyển chọn từ các dòng võ qua các kì hội nghị mang tính chất chuyên môn toàn quốc.

Vậy có bao nhiêu bài quyền trong võ thuật cổ truyền Việt Nam? Câu trả lời là 10 bài quyền đã được quy định và thi đấu trong nhiều năm nay cùng với 3 bài quyền đang được xét duyệt đưa vào thi đấu chính thức.

 

Tự học võ cổ truyền Việt Nam

Có rất nhiều trường học, trung tâm dạy võ cổ truyền tại Việt Nam mà bạn hoàn toàn dễ dàng theo học. Nếu có ý định làm quen với bộ môn này bằng cách học tại nhà, bạn có thể tham khảo nhiều bài tập trong cách sách dạy võ thuật cổ truyền, các bài được hướng dẫn cụ thể như 18 bài quyền duy định võ cổ truyền, các thế cơ bản trong võ cổ truyền,…và đừng quên trang bị những dụng cụ võ thuật chuyên nghiệp để việc tập luyện được đầy đủ nhất.

Facebook Thể thao Đông Á Liên hệ Zalo Thể thao Đông Á Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
0976.066.222
call call mail map