Luyện tập kỹ thuật di chuyển trong cầu lông
Nguyen Thi Tuyen
Thứ Sáu,
07/09/2018
Kỹ thuật di chuyển khi chơi cầu lông là kỹ thuật quan trọng để tiết kiệm sức lực và đem đến hiệu quả cao khi đánh cầu, đảm bảo phần thắng trong thi đấu. Do đó, các kỹ thuật này rất quan trọng kể cả đối với những người mới chơi hay đối với các tay vợt kì cựu cũng đều nên tập luyện thành thạo.
Tập chạy biến tốc trong cầu lông
Tập chạy biến tốc là rèn luyện thể lực giúp người chơi luyện tập khả năng di chuyển đến cầu và trở về vị trí nhanh chóng, kịp thời chống trả những pha tấn công từ đối thủ.
Di chuyển đánh cầu 2 bên và 4 góc sân khi chơi cầu lông
Di chuyển lên lưới
Vận động viên cầu lông có vị tri đứng lệch trước, có thể dùng 2 bước chéo chân di chuyển lên lưới. Kĩ thuật bước di chuyển lên lưới có di chuyển lên lưới phải và di chuyển lên lưới trái.
Di chuyển lên lưới phải nếu bạn đứng lệch sau thì sử dụng kỹ thuật di chuyển bước chéo chân 3 bước.Tức là chân phải bước nhỏ ra phía trước 1 bước, sang phía bên phải sau đó tiếp tục chân trái bước chéo lên vượt qua chân phải. Sau đó chân phải lại bước theo phương hướng đó 1 bước dài đến vị trí cần đứng.
Di chuyển lên lưới trái tương tự như di chuyển lên lưới phải, chỉ khác là phương hướng bên trái.
Di chuyển lùi sau
Di chuyển lùi sau bao gồm kỹ thuật di chuyển lùi sau sang bên phải sân và bên trái sân thuận tay, di chuyển lùi ra phía sau bên trái trái tay.
Di chuyển lùi sau sang bên phải sân thuận tay là tư tế nghiêng người di chuyển đến vị trí đánh cầu, vung vợt. Đứng trong tư thế với chân phải đứng ra trước, người nghiêng với lưới sau đó bước vài bước lùi lại sau hoặc bước chéo lùi sau
Di chuyển lùi sau sang bên trái thuận tay là lùi về phía sau bên trái sân, thực hiện động tác đánh cầu vòng đỉnh đầu với tay thuận. Di chuyển theo như phương pháp trên, chỉ khác hướng di chuyển.
Di chuyển lùi ra sau về phía trái và trái tay là thực hiện khi cơ thể xoay ra phía sau bên trái, lưng hướng vào lưới. Khi ở vị trí cuối sân bên tay trái, cho dù lùi sau 2 hay 3 bước hoặc lùi bước chéo đều cần chú ý thời điểm này.
Di chuyển sang hai bên
Di chuyển sang bên phải là phương pháp di chuyển khi hai chân đứng cách nhau, tư thế thân người đổ về phía trước, hơi kiễng gót chân và dùng sức đạp từ cạnh trong bàn chân, đồng thời bước vượt 1 bước dài sang bên phải vị trí đánh cầu. Nếu khoảng cách xa so với điểm cầu đến thì chân trái có thể bước đệm một bước nhỏ sang phải, sau đó mới đạp đất, chân phải cùng lúc vượt 1 bước dài đến vị trí đánh cầu.
Do chuyển sang bên trái là tư thế hai chân đứng tách rộng với thân người nghiêng về bên phải. Sau đó, bạn dùng chân phải đạp đất, chân trái cùng lúc bước trái 1 bước dài đến vị trí đánh cầu. Nếu khoảng cách điểm cầu đến tương đối xa, chân trái bước 1 bước nhỏ sáng trái, xoay người sang trái, chân phải sang bên trái 1 bước vượt dài, lưng hướng về phía lưới, đánh cầu như đánh cầu trái tay.
Di chuyển bật nhảy đánh cầu
Di chuyển bật nhảy đánh cầu là di chuyển tranh thủ thời cơ và kiểm soát được điểm đánh cầu cao nhất. Tư thế này thực hiện bằng bật nhảy 1 hoặc cả 2 chân để đạt đến vị trí cao nhất trên không đánh cầu xuống.
Bước bật nhảy lên cao thương được dùng nhiều cho kỹ thuật đột kích sang 2 bên phải trái của đối phương. Dùng chân trái đạp đất sang phải, chân phải bật nhảy khi đối phương đánh cầu cao bằng. Người chơi phải dùng kỹ thuật đột kích đập vụt cầu vào khu sân trống của đối phương khi thân người bật lên cao về phía bên phải để đón cầu.
Khi đối phương đánh cầu từ trên không bay về đường biên cuối sân thì chân phải đạp đất về phía bên trái, chân trái bật nhảy với kỹ thuật đánh cầu đỉnh đầu để đột kích. Đối với kỹ thuật di chuyển bước lùi sau thuận tay, có thể dùng chân phải bật nhảy trên không khi di chuyển đến vị trí. Sau khi đánh cầu, lăng chân trái ra sau và chạm đất ở phía sau trọng tâm cơ thể. Cơ thể nhanh chóng trở về vị trí trung tâm sau khi đã hoàn xung.
Dụng cụ cầu lông là yếu tố không thể thiếu
Thành thạo tập luyện các kỹ thuật tốt cần có sự trợ giúp đắc lực của các dụng cụ cầu lông, giúp người chơi đem đến hiệu quả tập luyện tốt. Những dụng cụ cầu lông đó chính là thảm sân cầu lông, vợt cầu lông, quả cầu, trụ và lưới cầu lông…những dụng cụ này cần được lựa chọn theo tiêu chuẩn và phù hợp với vóc dáng của từng tay vợt.