Khắc phục chấn thương khi chơi cầu lông

Nguyen Thi Tuyen
Thứ Hai, 20/08/2018

Chấn thương xuất hiện trong quá trình chơi cầu lông là không thể  tránh khỏi. Tuy nhiên, người chơi có thể giảm thiểu chấn thương và khắc phục chấn thương bằng những biện pháp sau đây.

 

Các chấn thương khi chơi cầu lông

 

Các chấn thương khi chơi cầu lông

 

Giãn cơ là chấn thương nhẹ do tổn thương dây chằng, gân và cơ bị kéo giãn. Khi bạn cảm thấy đau nhói ở các khu vực gân cơ, sau một vài phút, cảm giác đau sẽ giảm và khu vực đó sẽ bị sưng nhẹ.

Chấn thương tiếp theo bạn có thể gặp phải khi chơi cầu lông đó là căng cơ. Căng cơ khiến bạn phải chịu những cơn đau nhiều và khiến bạn ngay lập tức dừng mọi hoạt động. Lúc này, bạn nên chườm đá và đến gặp các bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

Rách cơ là chấn thương khi bạn nghe thấy tiếng “rắc” cùng cơn đau dữ dội khiến bạn không thể đứng vững. Để khắc phục, bạn cần chườm đá liên tục và đến bệnh viện chăm sóc vùng cơ bị chấn thương.

Sau rách cơ là đứt cơ, chấn thương nặng nhất liên quan đến cơ. Đứt cơ là hiện tượng trên 75% số cơ bị rách hoặc đứt hoàn toàn khiến cho cơ thể bầm máu, khớp sưng và trở nên lỏng yếu. Hiện tượng này khiến bạn không thể cử động và cần có thời gian điều trị tại bệnh viện lâu dài.

 

Các vùng cơ khi chơi cầu lông dễ bị chấn thương nhất

Khớp vai là khu vực được vận động nhiều nhất trong quá trình chơi cầu lông. Trong quá trình đó, khớp vai có thể bị đau và tổn thương bởi chấn thương, cơ thể bị ngã, va đập, hoặc sai kỹ thuật. Khớp vai còn có thể bị đau do chơi cầu lông quá sức trong thời gian dài hoặc ngược lại, chơi cầu lông không thường xuyên, mới chơi cầu lông cũng dễ xảy ra hiện tượng này. Khớp vai bị đau do chơi cầu lông có thể liên quan đến các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…

Chấn thương ở cổ tay khi chơi cầu lông cũng là hiện tượng thường xuyên xảy ra với người chơi. Hiện tượng này có thể do quá trình vận động, người chơi bị ngã xuống đất và chống tay hoặc khớp cổ tay bị quá sức trong quá trình chơi cầu lông.

Chấn thương khu vực đầu gối cũng là khu vực thường xuyên xảy ra với người chơi cầu lông. Chúng ta đặc biệt nên chú ý bảo vệ dây chằng và sụn đệm, các xương phần cứng bởi chấn thương gối sẽ liên quan đến các khu vực này. Dây chằng có nhiệm vụ ổn định các xương với nhau ở mọt phạm vi kiểm soát và sụn đệm là mọt vật giúp giảm các tác động lên xương.

 

Khắc phục chấn thương khi chơi cầu lông

 

Khắc phục chấn thương khi chơi cầu lông

 

>>> Click xem ngay các loại thảm sân cầu lông giúp bạn giảm thiểu tối đa chấn thương khi chơi cầu lông.

Khi gặp phải bất kỳ chấn thương nào dù lớn hay bé, điều đầu tiên bạn cần làm là để cơ thể nghỉ ngơi, ngưng tập luyện hoặc thi đấu cầu lông. Khu vực bị chấn thương có thể được nẹp cố định nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Chườm lạnh là biện pháp giảm chấn thương ngay lúc xảy ra và trong quá trình bình phục. Chườm lạnh có mục đích không gây tụ máu hoặc chảy máu, đề phòng biến chứng.

Dùng băng để cố định, quấn ép khu vực bị tổn thương sẽ giúp giảm sưng đau và chảy máu.

Những vùng bị chấn thương cần bảo vệ và đặt ở vị trí được kê cao. Cách khắc phục này sẽ giúp tim bạn có lượng máu chảy về tốt hơn, làm giảm đau sưng và viêm.

 

Phòng tránnh các chấn thương khi chơi cầu lông

Chơi đúng kỹ thuật để đảm bảo cơ thể tránh bị chấn tương là điều đầu tiên giúp hạn chế tổn thương khi chơi cầu lông.

Vận động viên cầu lông cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời những tổn thương trong quá trình tập luyện

Trẻ em muốn chơi cầu lông nên cân nhắc thời gian tập luyện phù hợp với độ tuổi để phát huy, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Kiểm tra lại các dụng cụ cầu lông (thảm sân cầu lông, quả cầu lông, vợt cầu lông, trụ và lưới cầu lông...) của mình đã thực sự phù hợp hay chưa. Có những chấn thương có thể xảy ra khi người chơi đã lựa chọn vợt cầu lông chưa phù hợp. Vợt cầu lông quá nặng hoặc kém chất lượng sẽ gây ra những chấn thương trong quá trình tập luyện, đặc biệt là tổn thương ở vùng cổ tay.

Facebook Thể thao Đông Á Liên hệ Zalo Thể thao Đông Á Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
0976.066.222
call call mail map