Hướng dẫn cách đổi cầu trong bóng chuyền

Trần Thị Thu Huyền
Thứ Tư, 11/07/2018

Đổi cầu trong bóng chuyền chính là cách gọi khác của di chuyển đội hình trong một trận thi đấu.

 

Khi nào đổi cầu trong bóng chuyền?

Đổi cầu là khái niệm chỉ đường đi của quả bóng qua các vị trí của một đội bóng chuyền. Có rất nhiều cách đổi cầu khác nhau, tùy theo đội hình và chiến lược của mỗi đội. Mặc dù mỗi đội bóng có thể lựa chọn cho mình cách đổi cầu khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết là phải phù hợp với luật đổi cầu trong môn thể thao bóng chuyền này.

Cách đổi cầu trong bóng chuyền chính là một chiến thuật khi chơi bóng chuyền. Do đó, khi có khi cần chuyển đổi phương hướng tấn, công phòng thủ thì các đội sẽ tiến hành đổi cầu theo đúng quy định đã được đề cập đến trong luật bóng chuyền.

Đội hình thi đấu bóng chuyền chỉ được di chuyển khi người phát bóng đã đánh chạm bóng sang phía đội đối thủ. Theo điều 7.4.4- phần I, chương I, Luật bóng chuyền, sau khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do.

 

Luật đổi cầu trong bóng chuyền

Khi thi đấu, đội hình bóng chuyền 6 người đứng thành hình tròn, vận động viên đứng ở góc dưới bên phải quy định là số 1 và cũng chính là người phát bóng. 3 vận động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước. Hàng trước bên trái ở vị trí số 4; hàng trước ở giữa là vị trí số 3 và số 2 ở hàng trước bên phải.

3 vận động viên hàng sau lần lượt là số 5 (hàng sau bên trái); số 6 (ở giữa) và số 1 (hàng sau bên phải).

Khi tính số theo hướng ngược chiều kim đồng hồ thì khi di chuyển chúng ta sẽ nhận thấy các bước di chuyển theo hướng chiều kim đồng hồ quay.

Tham khảo thêm vị trí quy luật hoán đổi vị trí trong bóng chuyền dựa trên sơ đồ dưới đây:

 

Hướng dẫn cách đổi cầu trong bóng chuyền

 

Do khi thi đấu, các đội bóng thường chỉ sử dụng 1 cầu thủ chuyền 2 nên các vận động viên thường chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thể chạy lên chuyền bóng mà không hề bị trọng tài bắt lỗi vị trí.

Theo luật bóng chuyền của Liên đoàn bóng đá Việt Nam mới nhất năm 2017, các cầu thủ cần di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Có nghĩa là người chơi lúc trước ở vị trí “2” di chuyển tới vị trí “1” và cứ tiếp tục, lần lượt như vậy.

>>> Bạn phải xem kích thước sân bóng chuyền ngay để hiểu được về bản chất kích thước thì sẽ có chiến thuật cũng như kỹ thuật chơi phù hợp nhất.

 

Các đội hình phổ biến trong thi đấu bóng chuyền

Hiện nay, có 3 đội hình thi đấu tiêu chuẩn trong bóng chuyền, bao gồm đội hình 4-2; 6-2 và 5-1. Đội bóng sẽ sắp xếp đội hình tùy thuộc vào số lượng các tay đập và chuyền 2 có trên sân.

Đội hình 4-2 là đội hình cơ bản, thường được dùng trong những đội bóng chuyền mới chơi, trong khi đó, đội hình “5-1” lại là đội hình phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao hơn.

 

Đội hình bóng chuyền 4-2

Đội hình này có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2. Chuyền 2 là người thường chuyền bóng từ giữa hoặc bên phải của hàng trên.

Đội bóng chuyền này cũng có 2 tay đập ở vị trí tương ứng. Trong đội hình quốc tế, chuyền 2 có nhiệm vụ chuyền bóng từ vị trí bên  phải, đội hình này cũng dễ dàng có thể chuyển thành các đội hình tấn công khác.

Các chuyền 2 sẽ xếp hàng đối diện nhau trong những lần quay vòng đội hình. Hàng tiêu biểu thường có hai vận động viên đảm nhiệm vị trí chủ công (outside hitter).

 

Đội hình bóng chuyền 6-2

Với đội hình này, người chơi thường từ hàng sau di chuyển về phía trước để chuyền 2.. Ba vận động viên đứng hàng đầu đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng khi đó, toàn bộ 6 người trên sân đều có thể là tay đập, trong đó có 2 người đảm nhiệm cả vị trí của chuyền 2.

Có thể nói, đội hình 6-2 thực chất là đội hình 4-2; nhưng cầu thủ chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần thứ 2.

 

Đội hình bóng chuyền 5-1

Các đội hình phổ biến trong thi đấu bóng chuyền

 

Đội hình bóng chuyền 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 ngay cả khi quay vòng đội hình.

Người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được là opposite hitter (chủ công). Chủ công có thể được dùng như phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở hàng trên; đây chính là phương án thường được sử dụng đẻ tăng sức tấn công trong các đội hình hiện tại.

Thông thường, chủ công chính là người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong cả đội. Back-row attack thường ở vị trí số 1 (bên phải hàng sau), nhưng lại có khả năng tăng khả năng chơi bóng của vị trí số 6 trong bóng chuyền.

Lưu ý: Trong bất cứ cuộc thi đấu bóng chuyền nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp những cầu thủ mặc đồ khác với những vận động viên khác. Người này hoạt động ở vị trí libero và có kỹ năng phòng thủ đặc biệt tốt. Cầu thủ này đảm nhiệm vai trò như một cầu thủ hàng sau và không được phép đập bóng t ấn công ở bất kỳ vị trí nào trên sân.

Theo luật thay người của môn thể thao này, thay Libero không tính là thay người thông thường và không giới hạn số lần thay vào- ra của Libero với vận động viên hàng sau của đội nhưng giữa hai lần thay của libero phải qua một pha bóng.

 

Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong cách đổi cầu trong bóng chuyền. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Mời các bạn tham khảo dụng cụ bóng chuyền giá rẻ, quả bóng chuyền, trụ và lưới bóng chuyền tại https://thethaodonga.vn/tru-va-luoi-bong-chuyen

 

 

 

Facebook Thể thao Đông Á Liên hệ Zalo Thể thao Đông Á Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
0976.066.222
call call mail map