Các huyền thoại võ thuật Việt Nam

Trinh Quang Thanh
Thứ Ba, 31/07/2018

Làng võ thuật Việt Nam có rất nhiều những cao thủ võ thuật chân chính luôn cống hiến và truyền dạy những tinh hoa võ thuật cho các thế hệ đi sau. Trong cuốn sách “Đời người – Nghiệp võ” được Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam biên soạn có giới thiệu 23 võ sư nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho đất nước. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 võ sư trong số đó.

 

Võ sĩ huyền thoại Việt Nam  - Trần Tiến

 

Võ sĩ huyền thoại Việt Nam  - Trần Tiến

 

Ông Trần Tiến sinh năm 1911, mất năm 2011 là chưởng môn võ của môn phái Thiếu Lâm Nội gia quyền Việt Nam.

Trong quá tình cống hiến cho nền võ thuật Việt Nam, ông từng tham gia và đạt chức vô địch ở rất nhiều các cuộc thi đấu võ ở trong và ngoài nước, từng được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam trao tặng Huy chương vàng danh dự và rất nhiều giải thưởng khác.

Cuộc đời ông luôn gắn liền với võ thuật bởi ông sinh ra và được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống học võ. Chỉ trong 5 năm, ông đã học được tất cả những  tinh hoa của môn Thiếu Lâm Nội gia và bên cạnh đó ông còn am hiểu y thuật.

Ông còn trau dồi bản thân bằng cách học hỏi nhiều môn võ danh tiếng đến từ nhiều đất nước khác nhau. Ông sớm trở thành cao thủ võ thuật từ khi còn rất trẻ.

Trần Tiến đạt danh hiệu vô địch kiếm thuật miền bắc từ năm 24 tuổi. Trong cuộc đời thi đấu võ thuật, ông đã đánh bại nhiều cao thủ võ thuật trên các nước Châu Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia,…

Trong những cuộc so tài về kiếm và roi ở miền Bắc năm 1936, không cuộc đấu nào mà thiếu cái tên Trần Tiến. Sau đó, ông bị Thực dân Pháp ngăn cấm và buộc lòng ông phải vào miền Nam, xa quê hương.

Sau đó, ông hoạt động võ thuật ở khắp mọi miền tổ quốc và dừng chân ở quân đội ta, tham gia bộ đội bảo vệ tổ quốc vào năm 1946. Trải qua hơn 30 năm cống hiến trong quân đội và cống hiến cho võ thuật, ông quyết định giải ngũ vào năm 1978.

Mặc dù vậy, sau đó Trần Tiến vẫn hoạt động võ thuật tại Campuchia với chức vị người huấn luyện võ thuật định kỳ cho các sĩ quan quân đội trong khoảng 8-9 năm.

Võ sư Trần Tiến qua đời vào năm 2011 nhưng tiếng vang trong nền võ thuật của ông để lại sẽ còn được lưu truyền mãi.

 

Danh nhân của làng võ Việt Nam – ông Phan Dương Bình

 

Danh nhân của làng võ Việt Nam – ông Phan Dương Bình

 

Võ sư Phan Dương Bình được mệnh danh là cao thủ của phái Vịnh Xuân, thuộc bậc trưởng lão của môn phái nổi tiếng Vovinam.

Ông sinh năm 1929 là người Việt gốc Hoa. Nhìn vẻ bề ngoài, ông Bình với vóc dáng nhỏ bé, thư sinh, không ai có thể nghĩ ông lại là một võ sư nổi danh.

Năm 1907, ông Phan Dương Bình may mắn được võ sư Tế Công – cao thủ đệ nhất của môn phái Vịnh Xuân của Trung Quốc quyền nhận làm đệ tử. Từ đó, ông Bình đã chăm chỉ tầm sư học đạo để tiếp thu những tinh hoa của môn võ này.

Sau này, khi môn phái Vovinam lừng danh ra đời dưới sự dẫn dắt của võ sư Nguyễn Lộc, ông Bình lại tiếp tục con đường đi theo tiếng gọi của võ thuật và được trở thành trợ giảng cho việc giảng dậy của chưởng môn Vovinam.

Võ sư Phan Dương Bình có rất nhiều học trò từ trong đến ngoài nước, đặc biệt rộng rãi là những sư đồ yêu thích môn phái Vịnh Xuân quyền.

Về võ thuật, ông Bình đã đạt đến cảnh giới cao thủ trong nền võ thuật. Ông đạt đến kỹ năng ra đòn không cần lấy lực, vận đà trước, chiêu thức của ông luôn mạnh và chính xác không cần qua tập luyện.

Chính vì là người luyện võ, là cao thủ làng võ thuật nên với độ tuổi 80, ông vẫn nhanh nhẹn và có sức khỏe hơn người bình thường, thậm chí ông vẫn có khả năng trừng trị bất kỳ kẻ nào mà không hề mất nhiều công sức.

 

Đến với võ thuật Việt Nam

Võ thuật Việt Nam nói chung và võ thuật cổ truyền Việt Nam nói riêng còn là môn thể thao mới mẻ đối với đất nước ta. Các bạn trẻ đam mê rèn luyện cơ thể nên lựa chọn võ thuật để tăng cơ bắp, tăng sự dẻo dai, mạnh mẽ và khả năng tự vệ cho bản thân. Yêu cầu đầu tiên khi có hứng thú với võ thuật là việc bạn nên trang bị cho bản thân những dụng cụ võ thuật thể lực chuyên nghiệp để quá trình tập luyện được hoàn thiện nhất.

 

Facebook Thể thao Đông Á Liên hệ Zalo Thể thao Đông Á Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
0976.066.222
call call mail map