Những chấn thương thường gặp khi tập thể hình
Admin
Thứ Tư,
22/02/2017
Gym là môn thể thao nặng đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân mỗi người và đôi khi bạn không tránh khỏi sự xây xát, va chạm phần lớn là do cách tập thể hình không đúng. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để biết những chấn thương khi tập thể hình và cách phòng tránh, điều trị chúng.
Những chấn thương khi tập thể hình
Thứ nhất hay gặp nhất là chấn thương khớp cổ tay
- Nguyên nhân là do khi đẩy ngực thanh tạ bị trượt hoặc không nắm chắc khi lên xà đơn hoặc không tập tay trước với thanh tạ thẳng. . .
- Biểu hiện lúc đó bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ khi cổ tay vận động nhẹ hoặc đau nhói khi tác động mạnh. Khi bạn xoay cổ tay có tiếng lách cách nhẹ ở các vùng tổn thương màu đỏ. Chấn thương này do tổn thương các sợi gân nhỏ ở cổ tay (vùng thẳng từ ngòn út xuống cổ tay, gần chỗ xương cổ tay lồi lên) thường rất lâu khỏi và dễ bị lại khi vận động nhiều.
- Cách chữa: chườm đá lạnh từ 15 - 20 phút, 3 - 4 lần/ ngày tuyệt đối không sử dụng cao nóng. Nâng cao cổ tay để giảm sưng, đeo thanh nẹp hoặc quấn băng cố định. Nghỉ tập tay ít nhất 2 ngày.
Chấn thương khớp cổ tay khi tập luyện không đúng cách
Thứ hai là chấn thương lưng và đầu gối: Thường hay mắc phải ở các động tác phối hợp (deadlift) hay các động tác vận động toàn thân (squat) hoặc bạn vặn người sai như ngồi đẩy vai sai tư thế. Vì những chấn thương này thường rất nặng nên bạn buộc phải đến gặp ngay bác sĩ tuy nhiên vẫn có thể phòng tránh chúng như sau:
- Khởi động thật kĩ để tim phổi bắt kịp với nhịp vận động, các cơ khớp nóng lên, chất nhờn tiết ra giúp cơ thể uyển chuyển linh hoạt hơn
- Tập luyện đúng động tác, với những người sử dụng dụng cụ tập gym tại nhà thì những buổi đầu nên có người hướng dẫn theo để giúp bạn điều chỉnh tư thế như: lưng thẳng tự nhiên, đầu ngẩng cao. . .
Chấn thương lưng là một trong những chấn thương nặng
Thứ ba là chấn thương vai: Khớp vai rất linh hoạt dễ xảy ra những tổn thương dễ bắt gặp nhất là ở bài tập vai và ngực chính vì vậy bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:
- Độ rộng khi cầm thanh tạ phải làm cho khuỷu tay và cánh tay tạo thành một góc vuông 90 độ so với mặt đất, cùi trỏ thẳng hàng.
- Không tạo áp lực lên vai bằng cách chốt khuỷu tay
- Nghỉ tập những bài đẩy tạ khi bạn có những vấn đề về vai trước đó.
Chấn thương vai thường hay bắt gặp ở những người tập thể hình
Bên cạnh việc tập luyện đúng cách thì bạn cũng cần bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hãy nhớ phải luôn luôn uống đủ nước, ngủ đủ giấc và dùng thêm một số thuốc bổ trợ xương khớp. . .
Khi mua sắm trang thiết bị thể hình tại nhà đừng quan niệm sai lầm càng đắt tiền và phức tạp thì càng tốt. Nếu bạn là người mới hãy bắt đầu với những dụng cụ dễ tập như ghế tập tạ đơn xuki, ghế tập tạ đa năng xuki... Nó được thiết kế đơn giản phong phú các động tác phù hợp cho nam và nữ nên rất thích hợp cho gia đình bạn.
Cuối cùng, nếu đã hiểu rõ về chấn thương thì bạn đừng bao giờ sợ nó. Đôi khi một chấn thương nhỏ sẽ giúp bạn đúc rút được kinh nghiệm tốt hơn để việc luyện tập sễ dàng và nhanh mang lại kết quả hơn. Chúc các bạn thành công.
Tag: ghe tap ta, dung cu the hinh